Có nên dùng camera giả với chi phí thấp để đánh lừa kẻ trộm?
Nếu lắp đặt ở vị trí hợp lý, sự hiện diện của camera an ninh có thể khiến kẻ xấu e ngại mà từ bỏ ý định phạm tội.
Vì vấn đề giá thành, một số người đã chọn lắp đặt camera an ninh mô hình, tức thiết bị không thể ghi hình nhưng có bề ngoài giống như camera thật, với hy vọng vẫn có thể dọa kẻ xấu và phát huy hiệu quả ngăn ngừa tội phạm.
Nên chọn loại camera mô hình đặt logo ở chỗ khó thấy.
Xét về mặt ưu điểm, camera an ninh mô hình có giá thành rẻ hơn so với camera thật. Chủ nhà có thể trang bị cả hệ thống camera mô hình quanh nhà chỉ với chi phí bằng lắp đặt 1-2 máy camera thật.
Camera mô hình dễ lắp đặt vì không cần tốn công đấu dây hoặc tùy chỉnh bộ tiếp nhận tín hiệu. Chủ nhà đôi khi chỉ cần bắt vít camera giả vào vị trí mong muốn. Cuối cùng, camera mô hình có thể có tác dụng ngăn ngừa tội phạm nếu chúng bị lừa và tin rằng đây là thật.
Tuy nhiên, camera mô hình trên thực tế lợi bất cập hại. Đầu tiên, trong trường hợp kẻ xấu liều lĩnh đột nhập, hệ thống camera giả sẽ hoàn toàn "bó tay". Chủ nhà sẽ không có bằng chứng để trợ giúp lực lượng chức năng trong việc cung cấp manh mối, truy tìm thủ phạm.
Thứ hai, dù có thể qua mặt những tên tội phạm nghiệp dư, các loại camera mô hình lại dễ bị những kẻ chuyên nghiệp "bắt bài". Ví dụ, đa số các loại camera mô hình đều trang bị đèn nhấp nháy màu đỏ để tạo cảm giác đây là đồ thật nhưng đặc điểm này gần như không bao giờ xuất hiện trên camera thông thường. Camera giám sát thật sẽ sử dụng nhiều đường dây để thực hiện nhiều chức năng khác nhau (như dẫn điện, truyền dữ liệu...), nhưng camera mô hình lại chỉ có một hoặc không có đường dây nào.
Nếu bị nhận ra là đồ giả, hệ thống camera mô hình có thể có tác dụng ngược so với mục đích lắp đặt ban đầu. Không những không ngăn ngừa được tội phạm, camera mô hình có thể biến ngôi nhà thành "miếng mồi ngon" trong mắt của kẻ xấu vì chúng sẽ nghĩ rằng nơi đây không được lắp đặt các biện pháp an ninh.
Một số người nghĩ ra cách lắp đan xen camera thật và camera mô hình với nhau để làm kẻ xấu rối trí. Nhưng như đã nói ở trên, nếu kẻ xấu có thể phân biệt được đồ giả với đồ thật, chúng có thể dựa vào đó để lập mưu chỉ tấn công vào những khu vực không có camera thật.
Camera mô hình không đem đến cho chủ nhà sự an tâm thực sự. Đây cũng chính là vấn đề lớn nhất của camera mô hình hoặc các mẹo vặt an ninh khác vì chủ nhà không thể biết những gì đã xảy ra hoặc đang xảy ra tại nhà, họ sẽ luôn phải lo lắng với câu hỏi "liệu kẻ trộm có nhận ra camera giả hay không?".
Với những người không biết phân biệt camera mô hình với đồ thật, họ sẽ bị ảo tưởng về an ninh và có nhiều hành động rủi ro vì tưởng rằng đang ở trong môi trường an toàn. Ví dụ, nếu khu ký túc xá dành cho nữ sinh lắp đặt camera mô hình, các bạn gái có thể đi về muộn vì nghĩ mình sẽ an toàn do đã có máy quay an ninh, trong khi thực tế không như vậy.
Trong trường hợp chủ nhà vẫn có ý định lắp đặt camera mô hình, tốt nhất nên lắp đặt đan xen với camera thật, nhưng cần giấu kín đồ thật, chỉ để lộ đồ giả. Như vậy sẽ vừa có tác dụng ngăn ngừa tội phạm, vừa có thể ghi hình nếu kẻ xấu ra tay.
Bạn lưu ý một số điểm sau khi chọn lựa camera mô hình để có bề ngoài giống thật nhất:
Nhãn hiệu: Chọn camera mô hình có nhãn hiệu được đặt ở nơi khó thấy để tránh kẻ xấu tìm kiếm tên nhãn hiệu trên mạng, từ đó biết được đây là đồ giả.
Độ sáng đèn LED: Đèn LED của camera mô hình không nên quá sáng để tránh kẻ xấu phát hiện.
Nguyên liệu: Hạn chế chọn camera mô hình làm từ nguyên liệu rẻ tiền như nhựa.
Vì vấn đề giá thành, một số người đã chọn lắp đặt camera an ninh mô hình, tức thiết bị không thể ghi hình nhưng có bề ngoài giống như camera thật, với hy vọng vẫn có thể dọa kẻ xấu và phát huy hiệu quả ngăn ngừa tội phạm.
Nên chọn loại camera mô hình đặt logo ở chỗ khó thấy.
Xét về mặt ưu điểm, camera an ninh mô hình có giá thành rẻ hơn so với camera thật. Chủ nhà có thể trang bị cả hệ thống camera mô hình quanh nhà chỉ với chi phí bằng lắp đặt 1-2 máy camera thật.
Camera mô hình dễ lắp đặt vì không cần tốn công đấu dây hoặc tùy chỉnh bộ tiếp nhận tín hiệu. Chủ nhà đôi khi chỉ cần bắt vít camera giả vào vị trí mong muốn. Cuối cùng, camera mô hình có thể có tác dụng ngăn ngừa tội phạm nếu chúng bị lừa và tin rằng đây là thật.
Tuy nhiên, camera mô hình trên thực tế lợi bất cập hại. Đầu tiên, trong trường hợp kẻ xấu liều lĩnh đột nhập, hệ thống camera giả sẽ hoàn toàn "bó tay". Chủ nhà sẽ không có bằng chứng để trợ giúp lực lượng chức năng trong việc cung cấp manh mối, truy tìm thủ phạm.
Thứ hai, dù có thể qua mặt những tên tội phạm nghiệp dư, các loại camera mô hình lại dễ bị những kẻ chuyên nghiệp "bắt bài". Ví dụ, đa số các loại camera mô hình đều trang bị đèn nhấp nháy màu đỏ để tạo cảm giác đây là đồ thật nhưng đặc điểm này gần như không bao giờ xuất hiện trên camera thông thường. Camera giám sát thật sẽ sử dụng nhiều đường dây để thực hiện nhiều chức năng khác nhau (như dẫn điện, truyền dữ liệu...), nhưng camera mô hình lại chỉ có một hoặc không có đường dây nào.
Nếu bị nhận ra là đồ giả, hệ thống camera mô hình có thể có tác dụng ngược so với mục đích lắp đặt ban đầu. Không những không ngăn ngừa được tội phạm, camera mô hình có thể biến ngôi nhà thành "miếng mồi ngon" trong mắt của kẻ xấu vì chúng sẽ nghĩ rằng nơi đây không được lắp đặt các biện pháp an ninh.
Một số người nghĩ ra cách lắp đan xen camera thật và camera mô hình với nhau để làm kẻ xấu rối trí. Nhưng như đã nói ở trên, nếu kẻ xấu có thể phân biệt được đồ giả với đồ thật, chúng có thể dựa vào đó để lập mưu chỉ tấn công vào những khu vực không có camera thật.
Camera mô hình không đem đến cho chủ nhà sự an tâm thực sự. Đây cũng chính là vấn đề lớn nhất của camera mô hình hoặc các mẹo vặt an ninh khác vì chủ nhà không thể biết những gì đã xảy ra hoặc đang xảy ra tại nhà, họ sẽ luôn phải lo lắng với câu hỏi "liệu kẻ trộm có nhận ra camera giả hay không?".
Với những người không biết phân biệt camera mô hình với đồ thật, họ sẽ bị ảo tưởng về an ninh và có nhiều hành động rủi ro vì tưởng rằng đang ở trong môi trường an toàn. Ví dụ, nếu khu ký túc xá dành cho nữ sinh lắp đặt camera mô hình, các bạn gái có thể đi về muộn vì nghĩ mình sẽ an toàn do đã có máy quay an ninh, trong khi thực tế không như vậy.
Trong trường hợp chủ nhà vẫn có ý định lắp đặt camera mô hình, tốt nhất nên lắp đặt đan xen với camera thật, nhưng cần giấu kín đồ thật, chỉ để lộ đồ giả. Như vậy sẽ vừa có tác dụng ngăn ngừa tội phạm, vừa có thể ghi hình nếu kẻ xấu ra tay.
Bạn lưu ý một số điểm sau khi chọn lựa camera mô hình để có bề ngoài giống thật nhất:
Nhãn hiệu: Chọn camera mô hình có nhãn hiệu được đặt ở nơi khó thấy để tránh kẻ xấu tìm kiếm tên nhãn hiệu trên mạng, từ đó biết được đây là đồ giả.
Độ sáng đèn LED: Đèn LED của camera mô hình không nên quá sáng để tránh kẻ xấu phát hiện.
Nguyên liệu: Hạn chế chọn camera mô hình làm từ nguyên liệu rẻ tiền như nhựa.
Dây kết nối: Chọn camera mô hình có nhiều dây giả ở bên ngoài. Tuy vậy, dây kết nối hiện nay không còn là tiêu chí quyết định khi phân biệt camera thật và giả.
Nhận xét
Đăng nhận xét